Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Tìa Dình

Vài nét về Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình năm học 2022-2023

Chủ nhật - 18/09/2022 17:23
Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tìa Dình .Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng học sinh trên địa bàn xã Tìa Dình là xã khó khăn của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên.
Vài nét về Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình năm học 2022-2023

Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tìa Dình .Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng học sinh trên địa bàn xã Tìa Dình là xã khó khăn của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên
 

Ảnh 1
Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình năm học 2022-2023


Năm học 2022-2023, nhà trường có tổng số 33 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy 500 học sinh trong đó có 500 học sinh người dân tộc thiểu số bao gồm người dân tộc Mông và dân tộc Thái và dân tộc Lào. Số học sinh ăn, ở bán trú tại trường là 273 học sinh chiếm 54,6%.
 
Sau 7 hơn năm thực hiện chuyển đổi mô hình thành Trường PTDTBT và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của Trường PTDTBT, nề nếp dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh của nhà trường đã ổn định và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến nâng lên và tỷ lệ học sinh bỏ học giảm rõ rệt
 

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình ăn cơm trưa tại trường
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Tìa Dình ăn Bán trú

Nhà trường luôn quan tâm chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc thiểu số. Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức đã học. Song song với hoạt động dạy học, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, thực hành, những việc làm cụ thể nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh đồng thời tạo cơ hội để học sinh tăng cường rèn luyện và giao tiếp tiếng Việt.
 

10
Học sinh lớp 5A1 học tập, trao đổi ý kiến

Chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên, cụ thể: Học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập đạt 240/273 chiếm tỷ lệ 87,9%, Xếp loại hạnh kiểm tốt, khá 254/273 chiếm tỷ lệ 93,04%.

Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, các buổi sinh hoạt bán trú, hoạt động thể dục, thể thao, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức lễ hội, tết dân tộc. Đặc biệt câu lạc bộ hát then đàn tính của học sinh được duy trì hoạt động luyện tập, biểu diễn thường xuyên nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhà trường thành lập Tổ quản lý học sinh bán trú và xếp lịch trực 24/24 quản lý theo dõi các hoạt động của học sinh. Thực hiện hợp đồng nhân viên nấu ăn theo quy định. Tổ chức cho học sinh tăng gia trồng rau sạch và nuôi gà, số thực phẩm do học sinh các lớp tăng gia được cung cấp cho nhà bếp bổ sung thực đơn cho học sinh hàng ngày. Với số tiền và gạo của nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP nhà trường tổ chức nấu ăn 3 bữa cho học sinh.

Thầy giáo Lò Văn Bình, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Mô hình Trường PTDTBT rất phù hợp với điều kiện của địa phương, học sinh được ăn, ở và học tập trong môi trường tập thể giúp các em học tập tốt hơn, kỹ năng sống được rèn luyện thường xuyên và đặc biệt hoạt động giao tiếp tiếng Việt có nhiều cơ hội được thực hiện giúp học sinh giao tiếp tự tin hơn. Do điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên việc vận động xã hội hóa phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường còn rất hạn chế. Chính sách hỗ trợ của nhànước theo Nghị định 116/2016/NĐ/CP với biến động của thị trường và đặc điểm  là xã vùng cao giá cả của các loại thực phẩm rất đắt đỏ. Mặc dù rất khó khăn nhưng theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tổ chức nấu ăn 3 bữa/ngày cho học sinh, tổ chức cho học sinh tăng gia trồng rau sạch, nuôi gà để bổ sung nguồn thực phẩm cho nhà bếp. Bữa ăn đảm bảo đủ dưỡng chất, thực đơn được thay đổi thường xuyên chính vì thế mà thể trạng của học sinh được cải thiện đáng kể”.
 

3
Học sinh nhà trường tham gia lao động, trồng rau

Hy vọng rằng với sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, sự quan tâm của các cấp chính quyền với tâm huyết của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của nhà trường, Trường PTDTBT  Tiểu học Tìa Dình sẽ gặt hái được nhiều thành tích hơn nữa trong công tác giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng học sinh dân tộc thiểu số.

Tác giả bài viết: Hoàng Văn Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay58
  • Tháng hiện tại5,162
  • Tổng lượt truy cập281,772
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính