Đồng thời, trường yêu cầu mỗi thầy cô cùng thay đổi vì một “Ngôi trường hạnh phúc”, để học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, phụ huynh đến trường cũng coi đây như ngôi nhà thứ hai của con em mình.
Giáo dục văn hóa, lối sống học trò được tích hợp trong các tiết học đạo đức. Trường đặt ra yêu cầu giáo viên phải tạo ra không khí vui vẻ, sôi động không cứng nhắc khô khan nhưng mang tính giáo dục cao. Thông qua đó thuyết phục học trò nói và làm theo gương người tốt việc tốt cụ thể.
Ngoài ra, tùy theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng, học sinh được giáo dục về an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực học đường, đuối nước; phòng, chống xâm hại trẻ em; tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của các ngày lễ lớn trong năm...
Những nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống được khéo léo lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm… tổ chức thăm hỏi gia đình chính sách, có công với cách mạng, hoạt động đi tìm địa chỉ đỏ, hành trình về nguồn…
Hơn thế, tạo điều kiện cho học trò có khuôn viên, sân chơi thật sự bổ ích, nhà trường còn tổ chức các hoạt động vui chơi thể dục, thể thao, múa hát tập thể, các hoạt động trải nghiệm, các Hội thi do Hội đồng Đội cấp trên tổ chức. Được tham gia hoạt động văn hóa học sinh đã quen dần với nề nếp chuẩn mực trong học tập đến vui chơi, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
Thậm chí, Tổng phụ trách Đoàn còn chủ động xây dựng các kế hoạch và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nền nếp trong quá trình học tập…
2. Bồi đắp để phát triển toàn diện
Anh Giàng A Vừ trưởng bản Chua Ta 1- xã Tìa Dình từng bày tỏ niềm tin vào sự tận tụy, trách nhiệm của thầy cô, nhà trường: “Tôi chưa mơ ước lớn lao con mình giỏi giang, xuất chúng, chỉ mong con ngoan ngoãn, có kỹ năng sống, có văn hóa ứng xử, đạo đức… để trở thành người có ích cho xã hội. Con học tại trường, gia đình toàn yên tâm với sự bảo ban, dìu dắt tận tình của các thầy, cô và nhà trường…”.
Đồng thời đánh giá cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống của nhà trường khi thầy cô giáo đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giáo dục. Học sinh không chỉ được hình thành nhân cách, văn hóa lối sống từ những tiết học lý thuyết mà các hoạt động ngoại khóa, tham quan, hướng về nguồn cội đầy ý nghĩa… cũng được tổ chức an toàn, hiệu quả và không tốn kém.
“Từ bài học ở trường, các con đã trở thành người khiến cha mẹ phải thay đổi cách hành xử, ý thức hành vi văn hóa hơn ở nơi công cộng. Ví dụ việc tham gia giao thông luôn tuân thủ đội mũ bảo hiểm dù di chuyển một khoảng cách ngắn; không xả rác nơi công cộng, hạn chế các đồ dùng bằng nhựa, nilon để bảo vệ môi trường…”.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là việc làm cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh trong độ tuổi Tiểu học, và từ học sinh lớp 1 khi các em còn là những “trang giấy trắng”. Học sinh cần được bồi đắp những điều hay, lẽ phải
Tác giả bài viết: Trần Mạnh Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên lớp | Xếp hạng |
---|---|
1A1 | 1 |
1A2 | 2 |
2B1 | 3 |
Xem chi tiết |
V/v: Triển khai một số nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
VV:Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân ngày....
V/v khảo sát nhu cầu đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị hệ tại chức năm 2020...
view : 181 | down : 94V/v: Triển khai một số nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh Covid - 19.
view : 164 | down : 79